Duoc ly ve Thuoc chong viem khong steroid - NSAIDs

  • 6 năm trước
Dược lý về Thuốc chống viêm không steroid - NSAIDs
Thuốc chống viêm không steroid (tiếng Anh: non-steroidal anti-inflammatory drug, viết tắt là NSAID) là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. Là thuốc giảm đau, nhưng khác với các thuốc opioids, NSAIDs là thuốc giảm đau ngoại vi và không có tác dụng gây nghiện.

I. CÁC NHÓM THUỐC :
1. Nhóm NSAIDs không chọn lọc :
1.1. Phân Nhóm Salicylates: Aspirin (acetylsalicylic acid), Salicylic acid ....
1.2. Phân Nhóm Propionic acid: Ibuprofen, Ketoprofen , Naproxen ... .
1.3. Phân Nhóm Acetic acid: Indomethacin, Diclofenac (voltaren)...
1.4. Phân Nhóm Enolic acid (Oxicam): Piroxicam, Meloxicam (Mobic) , Phenylbutazone...
2. Nhóm NSAIDs chọn lọc COX-2 (Coxibs): Celecoxib, Etoricoxib, Parecoxib......
3. Paracetamol (acetaminophen) có tác dụng chống viêm không đáng kể, nhưng lại có tác dụng hạ sốt và giảm đau rất tốt, nên đôi khi vẫn được xếp trong nhóm này.

II. HIỆU LỰC CHỐNG VIÊM:
Tác dụng chống viêm của các thuốc khác nhau, lấy aspinrin làm chuẩn thì Diclofenac, Indomethacin có tác dụng chống viêm mạnh gấp 10 lần, Naproxen, Piroxicam,gấp từ 6,5 - 4,9 đến 3,9 lần. Có thể sắp xếp hiệu lực chống viêm của các thuốc theo thứ tự của chúng với liều trung bình như sau:
Indometacin - Diclofenac - Piroxicam - Ketoprofen - Naproxen - Aspirin.

III. HIỆU LỰC GIẢM ĐAU :
Tác dụng giảm đau của các thuốc Diclofenac, Indomethacin mạnh gấp 6-31 lần so với Aspirin. Tác dụng giảm đau với liều trung bình được xếp theo thứ tự như sau:
Diclofenac - Indomethacin - Piroxicam - Naproxen - Ibuprofen - Aspirin - Ketoprofen.

IV. LƯU Ý: Ngoài chống chỉ định ở người viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan thì:
Thuốc gây hội chứng xuất huyết, làm kéo dài thời gian chảy máu, có thể gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da do ức chế ngưng kết tiểu cầu. ----- Chống chỉ định khi mắc kèm xuất huyết
Với thai phụ : Dễ gây quái thai ở 3 tháng đầu, ở 3 tháng cuối có thể làm tăng thời gian mang thai vì ức chế PGE, PGF (là chất gây tăng co bóp tử cung), đồng thời có thể ảnh hưởng chức phận của thai nhất là tuần hoàn và hô hấp. -------- Chống chỉ định ở Phụ nữ có thai.
Trên hệ tim mạch: các thuốc ức chế COX-2 và liều cao các thuốc NSAIDs truyền thống có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do làm mất cân bằng PGI2 và TXA2.
V. NGUYÊN TẮC CHUNG :Các thuốc đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây loét, chảy máu (trừ paracetamol) nên khi dùng thuốc cần chú ý:
1. Phải uống thuốc lúc no.
2. Không dùng thuốc cho bệnh nhân loét hoặc có tiền sử loét dạ dày hành tá tràng.
3. Trong trường hợp thật cần thiết, phải dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày (Misoprostol hoặc các thuốc bảo vệ dạ dày khác). Song cần lưu ý rằng những tai biến tiêu hóa không phải chỉ do tác dụng kích thích trực tiếp của thuốc lên niêm mạc mà còn do tác dụng toàn thân của thuốc.
4. Khi điều trị kéo dài, cần kiểm tra có định kỳ (2 tuần 1 lần) công thức máu và chức năng gan thận.
5. Nếu dùng liều cao để tấn công chỉ dùng kéo dài 5-7 ngày.
6. Không dùng phối hợp

Được khuyến cáo