Tập 68: Đánh giặc Ngụy, Võ Hầu dâng biểu | Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994)

  • năm ngoái
Sau một thời gian chuẩn bị, căn cứ vào tình hình hiện tại, năm 227, Gia Cát Lượng quyết định tấn công Tào Ngụy, tiêu diệt họ Tào, giành lại giang sơn cho nhà Hán. Ông tấu lên Hậu chủ Lưu Thiện bản Xuất sư biểu nổi tiếng, trong đó nói rằng: "Nay phương Nam đã bình định, binh giáp đã đầy đủ đáng khích lệ ba quân; nay bắc định Trung Nguyên, thần xin đem hết lòng khuyển mã, trừ sạch gian ác, phục hưng triều Hán về lại cố đô, như vậy là thần báo đáp được tiên đế, mà trúng với chức phận dưới bệ rồng vậy... Những mong bệ hạ uỷ thác để thần được đánh kẻ nghịch tặc, phục hưng nhà Hán; nếu chẳng thành công, xin bắt tội thần, để báo cáo cùng vong linh Tiên đế".

Hậu chủ Lưu Thiện chấp thuận, giáng chiếu: "Gia Cát thừa tướng cương nghị trung trinh, dốc lòng vì nước, (vì thế) Tiên đế trao việc thiên hạ, phù trợ quả nhân. Nay ban cho mao việt, cùng với phó thác trọng quyền, thống lĩnh bộ kỵ hai mươi vạn binh, nắm giữ nguyên nhung, thay trời tru phạt, trừ hoạn dẹp loạn, chiếm lại kinh đô, chính là dịp này".

Lúc này, trong số các danh tướng của Thục Hán thì Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung đều đã chết, còn Triệu Vân thì đã già. Dù đọc nhiều binh thư, nhưng trước đó Gia Cát Lượng ít khi ra trận mạc, vì vậy ông chọn sách lược tấn công thận trọng. Tướng quân dày dạn trận mạc là Ngụy Diên hiến kế: cho ông ta dẫn 5000 tinh binh và 5000 lính vận lương, từ Hán Trung vòng sang hang Tý Ngọ để lẻn đến tập kích Trường An. Tam Quốc Chí (Ngụy Diên truyện) viết: mỗi lần Diên theo Lượng ra quân đều xin riêng một vạn tinh binh, men theo đường hẻm để hội quân với Lượng ở Đồng Quan, như việc năm xưa của Hàn Tín. Lượng nhất định không cho, Diên vẫn thường nói Lượng nhút nhát, than thở rằng tài năng của mình không được dùng hết.

Các nhà sử học như Dịch Trung Thiên và Trần Văn Đức đều cho rằng Gia Cát Lượng rất có lý khi từ chối kế của Ngụy Diên vì nó có quá nhiều rủi ro.

- Thứ nhất: Hạ Hầu Mậu chưa chắc sẽ hèn nhát bỏ chạy khỏi Trường An, mà dù Mậu bỏ chạy thật thì các thuộc tướng của Mậu vẫn có thể ở lại phòng thủ, quân của Diên chỉ có 1 vạn thì rất khó công phá được tường thành vững chắc của Trường An.

- Thứ hai: danh tướng Quách Hoài ở gần đó có thể sớm đến chi viện cho Mậu, trong khi quân Thục của Gia Cát Lượng sẽ phải vượt qua đường núi hiểm trở xa xôi, khó mà đến kịp để chi viện cho Diên.

- Thứ ba: việc hành quân gấp gáp theo đường Tý Ngọ hiểm trở sẽ khiến binh tướng hao tổn sức lực, lúc tới nơi thì số quân vừa ít ỏi vừa mỏi mệt của Ngụy Diên lại phải đối mặt với cả chục vạn quân Ngụy, nên rất dễ bị tiêu diệt hoàn toàn.

- Thứ 4: Việc giữ bí mật cuộc hành quân của 1 vạn quân qua lãnh thổ của địch là rất khó, đạo quân của Diên rất dễ bị lộ và quân Ngụy sẽ kịp đề phòng trước, nên không còn yếu tố bất ngờ nữa. Kế của Ngụy Diên nếu thành công sẽ mang lại thắng lợi lớn, nhưng tính rủi ro rất cao và tỷ lệ thành công rất thấp, nên không được Gia Cát Lượng chấp nhận.

Được khuyến cáo